Gree là thương hiệu điều hòa giá rẻ đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi có khả năng vận hành bền bỉ cùng mức giá phải chăng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy cũng không tránh khỏi việc gặp sự cố. Hãy cùng tham khảo bảng mã lỗi điều hòa Gree dưới đây để có các cách sử lý tốt nhất nhé.
Mục lục
Cách kiểm tra lỗi điều hòa Gree
– Như chúng ta đã biết, máy điều hòa Gree được trang bị một màn hình LED hiển thị nhiệt độ trên dàn lạnh. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp máy bị sự cố trong quá trình hoạt động thì màn hình này sẽ hiển thị các lỗi mà máy đang gặp phải. Do vậy, người dùng có thể đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Lưu ý: Máy điều hòa Gree sẽ tự động chuẩn đoán và báo lỗi khi có sự cố, bạn không cần thực hiện bất kỳ một thao tác gì.
=>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách bật điều hòa Gree không cần điều khiển chi tiết nhất
Bảng mã lỗi điều hòa Gree do hãng cung cấp
Mỗi dòng điều hòa Gree sẽ có các bảng mã báo lỗi khác nhau, do vậy bạn cần xác định được đúng dòng điều hòa của gia đình mình thì mới có thể tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục chính xác được.
Bảng mã lỗi điều hòa Gree dòng Change
Mã lỗi điều hòa Gree | Tình trạng lỗi | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
EE | Đèn LED (heating) nháy 15 lần. | Mạch điều khiển của dàn lạnh bị lỗi. | Thay mạch điều khiển mới cho điều hòa Gree. |
E2 | Đèn LED (running) nháy 2 lần. | Cảm biến chống đóng băng ngoài dàn nóng điều hòa bị lỗi. | – Thay đổi vị trí đặt dàn nóng của điều hòa Gree. – Thay thế cảm biến mới cho điều hòa. |
H4 | Đèn LED (heating) nháy 4 lần. | Điều hòa bị quá tải | Lựa chọn máy điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng Không sử dụng điều hòa liên tục 24/24h. |
H3 | Đèn LED (heating) nháy 3 lần. | Máy nén bị quá tải | Thay thế máy nén hoặc cục nóng điều hòa Gree. |
H6 | Đèn LED (running) nháy 11 lần. | Mạch điều khiển không nhận được tín hiệu từ mô tơ quạt dàn lạnh. | Kiểm tra dây nguồn từ mô tơ quạt đến mạch điều khiển Kiểm tra mô tơ quạt Kiểm tra mạch điều khiển. |
H7 | Đèn LED (heating) nháy 7 lần. | Lỗi đồng bộ hệ thống | Kiểm tra lại hệ thống dây điện, tiếp điểm kết nối. |
F1 | Đèn LED (cooling) nháy 1 lần. | Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh bị lỗi. | Kiểm tra dây nguồn của từ cảm biến đến mạch điều khiển. Kiêm tra cảm biến. |
F2 | Đèn LED (cooling) nháy 2 lần. | Cảm biến ống đồng bị hư hỏng. | Kiểm tra dây nguồn của từ cảm biến đến mạch điều khiển. Kiêm tra cảm biến. |
F3 | Đèn LED (cooling) nháy 3 lần. | Cảm biến nhiệt độ dàn nóng bị lỗi. | Kiểm tra dây nguồn của từ cảm biến đến mạch điều khiển. Kiêm tra cảm biến. |
F4 | Đèn LED (cooling) nháy 18 lần. | Cảm biến dàn ngưng tụ bị hỏng. | Kiểm tra dây nguồn của từ cảm biến đến mạch điều khiển. Kiêm tra cảm biến. |
F5 | Đèn LED (cooling) nháy 5 lần. | Cảm biến đầy đẩy của điều hòa Gree bị lỗi | Kiểm tra dây nguồn của từ cảm biến đến mạch điều khiển. Kiêm tra cảm biến. |
U1 | Đèn LED (heating) nháy 13 lần. | Máy nén của điều hòa bị lệch pha | Thay mạch điều khiển mới cho điều hòa. |
U5 | Đèn LED (cooling) nháy 13 lần. | Lỗi hệ thống điện | Thay mạch điều khiển mới cho máy. |
U7 | Đèn LED (heating) nháy 20 lần. | Van 4 ngã hoạt động bất thường. | Thay van 4 ngã. |
UA | Đèn LED (cooling) và LED (heating) nháy 12 lần trong cùng 1 thời điểm. | Không tương thích hệ thống | Kiểm tra lại công suất dàn nóng và dàn lạnh. |
UH | Đèn LED (cooling) và LED (heating) nhấp nháy 8 lần trong cùng 1 thời điểm. | Mạch điều khiển không nhận được tín hiệu từ mô tơ quạt dàn nóng. | Kiểm tra mô tơ quạt dàn nóng (dây nguồn, kết nối…) Kiểm tra mạch điều khiển. |
UF | Đèn LED (cooling) và LED (heating) nhấp nháy 7 lần trong cùng 1 thời điểm. | Lỗi đường truyền tín hiệu. | Thay bo mạch dàn lạnh. |
UU | Đèn LED (cooling) và LED (heating) nhấp nháy 11 lần trong cùng 1 thời điểm. | Nguồn điện DC cấp vào quá cao. | Kiểm tra bộ chuyển đổi nguồn AC và DC. |
P7 | Đèn LED (heating) nháy 18 lần. | Lỗi cảm biến nhiệt độ của tấm tản nhiệt. | Thay bo dàn nóng. |
P8 | Đèn LED (heating) nháy 19 lần. | Tấm tản nhiệt của mạch điều khiển bị quá tải | Chuyển dàn nóng sang vị trí khác hoặc kiêm tra lại tấm tản nhiệt. |
PH | Đèn LED (cooling) nháy 11 lần. | Nguồn điện DC quá cao. | Liên hệ các trạm bảo hành ủy quyền của hãng. |
PL | Đèn LED (heating) nháy 21 lần. | Nguồn DC quá thấp. | Liên hệ các trạm bảo hành ủy quyền của hãng. |
E4 | Đèn LED (running) nháy 4 lần. | Cảm biến bảo vệ máy nén bị lỗi | Thay thế cảm biến mới cho điều hòa. |
E5 | Đèn LED (running) nháy 5 lần. | Bảo vệ quá dòng | Kiểm tra nguồn điện. |
E6 | Đèn LED (running) nháy 6 lần. | Lỗi tín hiệu. | Kiểm tra dây nguồn từ dàn nóng đến dàn lạnh. |
LC | Đèn LED (heating) nháy 11 lần. | Lỗi không khởi động được. | Kiểm tra dây nguồn cấp cho máy, mạch điều khiển và áp suất gas. |
FO | Đèn LED (cooling) nháy 10 lần. | Điều hòa Gree bị thiếu gas, hết gas | Kiểm tra và khắc phục vị trí bị rò gas. |
Xem thêm:
- Điều hòa Gree 12000 BTU giá bao nhiêu tiền hiện nay
- Bảng báo giá điều hòa Gree 18000 BTU 1 chiều mới nhất 2023
Bảng mã lỗi điều hòa Gree dòng Lomo
Mã lỗi điều hòa Gree | Tình trạng lỗi | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
F1, F2 | – Điều hòa Gree tự động ngắt mặc dù nhiệt độ trong phòng chưa đạt được nhiệt độ cài đặt | – Dây tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ đến mạch điều khiển bị đứt. – Cảm biến nhiệt độ bị hỏng. – Mạch điều khiển bị lỗi. | – Kiểm tra dây nguồn từ cảm biến đến mạch điều khiển xem có bị đứt hay chập cháy hay không, thay thế khi thấy dấu hiệu bất thường. – Kiểm tra cảm biến nhiệt độ của máy, nếu cảm biến bị hỏng hãy thay cảm biến mới có cùng trị số cho máy. – Kiểm tra mạch điều khiển của điều hòa. |
E5 | – Nếu bạn đang sử dụng máy ở chế độ làm lạnh thì sẽ chỉ có quạt dàn lạnh chạy, cục nóng sẽ không hoạt động. – Còn khi vận hành ở chế độ sưởi ấm thì cả dàn lạnh và dàn nóng đều ngừng hoạt động. | – Điện áp không ổn định. – Quạt tản nhiệt không hoạt động – Máy nén của điều hòa bị lỗi. | Kiểm tra nguồn điện có ổn định hay không, nếu nguồn điện không ổn định thì hãy lắp thêm một thiết bị ổn áp cho điều hòa. |
E8 | – Hệ thống ngừng hoạt động. | – Điều hòa bị bẩn do lâu ngày chưa được vệ sinh – Quạt tản nhiệt không hoạt động. – Máy nén bị hỏng – Mạch điều khiển bị lỗi. | Trước tiên bạn hãy kiểm tra xem lưới lọc bụi hay dàn tản nhiệt của máy có bị bẩn hay không. Nếu có hãy tiến hành vệ sinh cho máy. Trường hợp vẫn không được thì bạn hãy liên hệ với các trạm bảo hành ủy quyền của hãng để được hỗ trợ. |
C5 | Máy không chạy điều khiển và màn hình vẫn hoạt động bình thường. | – Jumper gắn sai hoặc không chặt. – Hỏng Jumper. – Mạch điều khiển bị lỗi. | – Kiểm tra Jumper. – Kiểm tra mạch điều khiển của điều hòa. |
H6 | – Quạt dàn nóng, dàn lạnh, máy nén không hoạt động. – Cánh cửa đảo gió dừng ở 1 vị trí. | – Dây tín hiệu mô tơ quạt bị đứt hoặc cánh đảo gió bị kẹt. – Mô tơ quạt dàn lạnh bị lỗi. – Tụ khởi động của quạt bị hỏng. – Hỏng mô tơ quạt dàn lạnh. | Kiểm tra sự kết nối giữa mô tơ và mạch điều khiển. |
H3 | Máy điều hòa Gree không hoạt động. | – Điều hòa bị quá bẩn do lâu ngày chưa vệ sinh.. – Quạt không chạy hoặc tốc độ quá thấp. – Máy nén bị hư hỏng. – Mạch điều khiển bị lỗi. – Điều hòa bị thiếu gas, hết gas. | Kiểm tra lưới lọc bụi, dàn tản nhiệt, áp suất gas và mạch điều khiển. |
U8 | Máy không hoạt động. | Hỏng tụ quạt dàn lạnh hoặc mạch điều khiển. | Kiểm tra tụ quạt dàn lạnh hoặc bo mạch. |
F0 | Máy không hoạt động | – Điều hòa bị thiếu gas, hết gas. – Cảm biến dàn trong nhà bất thường. – Máy nén hoạt động bất thường. | Kiểm tra lưới lọc bụi, dàn tản nhiệt, áp suất gas và mạch điều khiển. |
Trên đây là bảng mã lỗi điều hòa Gree đúng và chi tiết nhất, hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu quý khách cần tư vấn, hỗ trợ thêm thông tin vui lòng để lại bình luận bên dưới để được các tư vấn viên của điện máy Phúc Khánh hỗ trợ sớm nhất.