Điều hòa bị nhảy aptomat là do đâu? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm. Trong bài viết sau, Điện Máy Phúc Khánh xin được chia sẻ những hiểu biết của mình về sự cố này. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Aptomat là gì?
– Aptomat là thiết bị điện dùng để bảo vệ mạch điện và các thiết bị điện khỏi các sự cố ngắn mạch, quá tải, quá dòng,…
– Aptomat có cấu tạo gồm hai phần chính là:
- Cơ cấu đóng ngắt: Cơ cấu này bao gồm các tiếp điểm, lò xo và các bộ phận khác có tác dụng đóng ngắt mạch điện.
- Cơ cấu bảo vệ: Cơ cấu này bao gồm các rơle nhiệt, rơle điện từ hoặc cả hai có tác dụng phát hiện và ngắt mạch điện khi xảy ra các sự cố ngắn mạch, quá tải, quá dòng,…
– Aptomat được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp. Aptomat được lắp đặt ở đầu nguồn điện để bảo vệ toàn bộ hệ thống điện khỏi các sự cố. Ngoài ra, aptomat cũng được lắp đặt ở đầu đường dây dẫn điện để bảo vệ các thiết bị điện khỏi các sự cố.
=>>>Xem thêm: Bảng báo giá điều hòa 9000BTU 1 chiều inverter mới nhất hiện nay
Điều hòa dùng Aptomat bao nhiêu?
– Điều kiện đầu tiên để lựa chọn Aptomat phù hợp cho điều hòa là bạn phải biết được công suất tiêu thụ của máy. Tùy theo công suất mà máy điều hòa sẽ có các công suất tiêu thụ không giống nhau.
– Công suất tiêu thụ của điều hòa cơ bản sẽ như sau:
- Điều hòa 9000BTU: Công suất tiêu thụ từ 700 – 900W.
- Điều hòa 12000BTU: Công suất tiêu thụ từ 900 – 1300W.
- Điều hòa 18000BTU: Công suất tiêu thụ từ 1700W – 1900W.
- Điều hòa 24000BTU: Công suất tiêu thụ từ 2.200W – 2600W.
– Tuy nhiên để lựa chọn Aptomat cho điều hòa phù hợp nhất thì bạn nên áp dụng công thức tính công suất sau: I = P/U. Trong đó:
- I là cường độ dòng điện có đơn vị tính A.
- P là công suất tiêu thụ của bình nóng lạnh có đơn vị tính W.
- U là hiệu điện thế có đơn vị tính V.
Ví dụ: Gia đình bạn lắp 1 điều hòa 12000BTU HSC12TMU có công suất tiêu thụ 1050W, máy chạy điện nguồn điện thế 220V. Khi đó, áp dụng công thức ta sẽ tính được cường độ dòng điện là: I = 1050/ 220 = 4.77 A.
Sau khi đã có được cường độ dòng điện của máy lạnh thì ta có thể dễ dàng lựa chọn được loại aptomat phù hợp. Thông thường, khi chọn Aptomat ta sẽ nhân với hệ số 30% để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
=>>>Xem thêm: Điều hòa 9000BTU dùng cho phòng bao nhiêu m2
Theo như ví dụ trên điều hòa có cường độ dòng điện là 4.77 A thì bạn nên lựa chọn Aptomat là 4.77 x 30% = 12.77 A. Như vậy bạn nên lựa chọn aptomat 15A hoặc 20A cho điều hòa công suất 1050W.
Nguyên nhân và cách khắc phục điều hòa bị nhảy Aptommat
Điều hòa bị nhảy Aptomat do Atomat bị hỏng
– Aptomat sử dụng lâu ngày sẽ khiến các điểm tiếp cục bị kém. Khi có dòng điện có tải đi qua sẽ khiến Aptomat điều hòa bị nhảy hoặc chập chờn chính vì vậy mà chúng ta cần kiểm tra nguyên nhân này đầu tiên.
– Bạn hãy tắt điều hòa đi, sau đó bật thử aptomat xem có bị nhảy không. Nếu vẫn bị nhảy chứng tỏ Aptomat nhà bạn đã bị hỏng, lúc này bạn hãy thay Aptomat có cùng trị số cho điều hòa là được.
Do dàn nóng điều hòa bị rò điện
– Cục nóng điều hòa thường được lắp đặt ở bên ngoài do đó rất dễ bị chập cháy các linh kiện. Khi đó, điện từ bảng điều khiển dàn lạnh đóng ra sẽ khiến aptomat của điều hòa bị nhảy.
– Để khắc phục tình trạng này thì khi lắp đặt điều hòa bạn nên tiến hành che chắn cho cục nóng. Khi cục nóng đã bị rò rỉ điện thì nên liên hệ với các trạm bảo hành ủy quyền để được hỗ trợ sử lý.
=>>>Xem thêm: Mode trong điều hòa là gì? Cách sử dụng chế độ mode hiệu quả
Do nguồn điện quá tải
– Bạn dùng Aptomat có công suất quá nhở so với điều hòa hoặc dùng chung nhiều thiết bị cùng 1 aptomat. Khi tất cả các thiết bị cùng bật sẽ khiến máy lạnh bị nhảy CB. Để khắc phục tình trạng này thì bạn cần kiểm tra lại công suất điều hòa và các thiết bị. Nếu thấy tổng công suất cộng lại vượt quá thì cần thay Aptomat mới có công suất lớn hơn.
Cách lắp Aptomat cho điều hòa đúng cách để không bị nhảy
– Trước khi tiến hành lắp đặt aptomat cho điều hòa thì bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Aptomat đúng với công suất của điều hòa.
- Tuốc nơ vít, bút thử điện, băng dính, kìm..
– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thì chúng ta sẽ tiến hành lắp aptomat cho điều hòa theo các bước sau:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện của thiết bị để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp Atomat.
- Bước 2: Dùng tuốc nơ vít tháo mặt nạ bảo vệ của hộp Aptomat.
- Bước 3: Đấu dây cấp nguồn và đầu ra của điều hòa vào Aptomat.
- Bước 4: Cài Aptomat và đóng lại mặt nạ bảo vệ hộp aptomat.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng điều hòa bị nhảy Aptomat ( CB ). Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ điện Máy Phúc Khánh bạn nhé!