Miệng gió điều hòa là gì? Công năng của miệng gió điều hòa ra sao là những câu hỏi đang được rất nhiều khách hàng quan tâm. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như vậy thì hãy cùng các chuyên gia của điện máy Phúc Khánh tham khảo bài viết sau để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Miệng gió điều hòa là gì?
– Miệng gió điều hòa hay còn được gọi với tên gọi khác đó là cửa gió điều hòa, đây là một trong những bộ phận không thể thiểu của hệ thống điều hòa âm trần nối ống gió với nhiệm vụ hút hoặc để luồng khí ra bên ngoài. Tuỳ theo thiết kế hoặc công suất điều hòa âm trần mà kích thước và kiểu dáng của miệng gió điều hòa sẽ có sự khác biệt.
– Chất liệu của miệng gió điều hòa cũng rất đa dạng từ chất liệu nhựa cho đến nhôm sơn tĩnh điện… Các loại chất liệu khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cửa gió. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý trước khi lựa chọn miệng gió.
=>>>Xem thêm: Bảng tổng hợp kích thước điều hoà âm trần các loại
Công dụng và nguyên lý hoạt động của cửa gió điều hòa
Sau khi biết miệng gió điều hòa là gì thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu công dụng và nguyên lý hoạt đông của miệng gió điều hòa trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Công dụng của miệng gió điều hòa
– Miệng gió điều hòa có rất nhiều công dụng khác nhau, cụ thể như sau:
- Cung cấp không khí: Miệng gió điều hòa kết hợp với hệ thống quạt sẽ giúp cung cấp không khí tươi cho căn phòng.
- Hồi không khí: Thu hồi lượng khí trực tiếp từ căn phòng hoặc trên trần nhà vào buồng nạp của máy.
- Bảo vệ hệ thống dàn lạnh: Nhờ thiết kế các thanh ngang và dọc đan xen nhau, miệng gió điều hòa sẽ gúp bảo vệ dàn lạnh khỏi côn trùng chui vào gây hư hỏng các bộ phận bên trong.
- Tăng tính thẩm mỹ: Miệng gió điều hòa là bộ phận mà người dùng sẽ thường xuyên thấy nhất, với các thiết kế khác nhau thì miệng gió điều hòa sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian của gia đình bạn.
Nguyên lý hoạt động của miệng gió điều hòa
Nguyên lý hoạt động của miệng gió điều hòa sẽ phụ thuộc vào công năng cũng như thiết kế của hệ thống điều hòa âm trần nối ống gió. Cụ thể như sau:
Điều chỉnh hướng gió:
- Miệng gió điều hòa thường đường thiết kế với các nan có thể điều chỉnh, nhờ vậy sẽ giúp người dùng có thể thay đổi hướng gió theo mong muốn của mình.
- Bạn có thể thay đổi hướng gió bằng tay hoặc điều khiển tuỳ theo loại miệng gió mà bạn đặt hàng với nhà sản xuất.
Kiểm soát lưu lượng gió:
- Một số loại miệng gió điều hòa cho phép người dùng điều chỉnh lưu lượng gió đi qua. Do đó, bạn có thể thay đổi một cách linh hoạt để căn phòng được làm mát một cách tối ưu nhất.
- Để điều chỉnh bạn có thể dùng bằng tay hoặc van điều tiết.
Phân phối gió đều:
- Miệng gió sẽ giúp luồng khí phân bổ đến tất cả các vị trí trong căn phòng, tránh trường họp chỗ thì quá nóng còn chỗ thì quá lạnh.
- Việc phân phối gió sẽ được quyết định bởi kiểu dáng và kích thước miệng gió.
Một số kiểu miệng gió điều hòa phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kiểu miệng gió điều hòa nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Cụ thể như sau:
Miệng gió vuông
– Miệng gió điều hòa hình vuông có thiết kế hình vuông với kích thước phổ biến là 600 x 600mm. Kiểu dáng cửa gió này phù hợp với các không gian như văn phòng, nhà xưởng hoặc những nơi có thiết kế trần thạch cao là dạng trần thả.
Miệng gió tròn
– Cửa gió hình tròn được ưa chuộng nhờ có khả năng khuếch tán gió tối ưu nhất. Loại của gió này thường được sử dụng cho không gian văn phòng hoặc trung tâm thương mại.
Miệng gió không viền
– Miệng gió không viền có phần viền bo xung quanh giấu vào bên trong nên có tính thẩm mỹ rất cao. Các chất liệu thường được dùng cho loại cửa gió này là nhựa hoặc nhôm sơn tĩnh điện.
Miệng gió cong
– Cửa gió cong có thiết kế đẹp mắt, các nan cũng cong theo tuỳ vào độ cong của vách thạch cao. Loại cửa gió này đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi có thể đáp ứng được hầu hết các thiết kế không gian từ cổ điển cho đến hiện đại.
Miệng gió Linear
– Miệng gió Linear hay còn được gọi với cái tên miệng gió nan T, sở hữu thiết kế theo dạng khe dài, cho khả năng cấp và hồi không khí hiệu quả. Dạng cửa gió này mang đến cảm giác sang trọng cho không gian của gia đình bạn mỗi khi lắp đặt.
Xem thêm:
- Công suất điều hoà âm trần là bao nhiêu? Cách tính công suất phù hợp
- 5 lưu ý khi lựa chọn điều hoà âm trần cho trường học
Miệng gió lá sách
– Miệng gió lá sách sẽ giúp hạn chế tình trạng bụi bẩn và côn trùng xâm nhập và bên trong dàn lạnh điều hòa âm trần. Do đó, loại cửa gió này sẽ thường được sử dụng cho các công trình nhà xưởng, trung tâm thương mại hoặc khối văn phòng.
Lưu ý khi chọn mua và lắp đặt miệng gió điều hòa
- Bạn nên lựa chọn kích thước và kiểu dáng của miệng gió điều hòa theo thiết kế của trần thạch cao.
- Nên chọn những chất liệu cửa gió có thể chống đọng sương hoặc dễ vệ sinh.
- Vị trí đặt cửa gió điều hòa nên đối xứng nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Cửa gió thổi và cửa gió hồi nên lắp so le để tạo hiệu quả đối lưu nhiệt tốt nhất.
- Thường xuyên vệ sinh miệng gió điều hòa định kỳ.
Với những thông tin chia sẻ trên hy vọng đã giúp quý khách trả lời được câu hỏi miệng gió điều hòa là gì. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ điện máy Phúc Khánh bạn nhé!