Thật hư chuyện thợ điện lạnh kiếm “nửa tỷ” mỗi năm?

Từ đâu mà có câu chuyện cho rằng thợ điện lạnh rất giàu, công việc lắp đặt, sửa chữa điều hòa, máy giặt, tủ lạnh là nghề chặt chém khách hàng?

Phần lớn các công ty, thợ điện lạnh khi nhận phần tiền công cho việc sửa chữa của mình đều bị nói là lấy giá cao, chặt chém khách hàng. Thế nhưng sự thật đằng sau cái danh “chặt chém khách hàng” không phải ai cũng biết và thông cảm cho công việc khó khăn và bất bênh của những người thợ điện lạnh.

1. Tại sao lại có câu chuyện “thợ điện lạnh chặt chém khách hàng”

– Trung bình mỗi lần gia đình chúng ta bị hỏng điều hòa, máy giặt hay các thiết bị khác đều phải tốn chi phí sửa chữa khá cao, tiền công có mỗi lần sửa có thể từ 200.000 ngàn đồng. Vậy thì cứ mỗi một ngày làm công 8 tiếng thì trung bình một người thợ sửa chữa có thể kiếm được từ 1.600.000. Một tháng 30 ngày có thể kiếm được 48.000.000 đồng. Vậy chẳng phải chuyện 1 năm thợ điện lạnh có thể kiếm được nửa tỷ là có thật hay sao?

Thực hư chuyện thợ điều hòa kiếm 100 triệu mỗi tháng

– Nếu bạn phân tích như vậy thì thật quá mọi chuyện quá đơn giản và dễ dàng. Theo bảng quy định chung về giá sửa điện nước, thiết bị điện ngày nay thì trung bình một lần sửa chữa các lỗi cục nóng điều hòa bị rò điện, điều hòa không mát, điều hòa kêu to… thì quả thật họ có thể thu của khách hàng 200.000 – 400.000 đồng. 

– Tuy nhiên, đâu phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ và sửa chữa nhanh chóng trong vòng 1 tiếng. Cũng có lúc cả ngày sẽ không nhận được cuốc điện thoại yêu cầu nào, cũng như không có khách nào bị hư điều hòa, máy giặt. Hoặc khi đến nhà khách hàng tư vấn miễn phí xong, thỉnh thoảng sẽ có vài vị khách không chấp nhận để thợ tiến hành sửa chữa.

Thợ lắp điều hòa “chạy đua” với nắng nóng Hà Nội 40 độ C

– Bên cạnh các yếu tố khách quan thì các yếu tố di chuyển cũng là một điểm khó của nghề. Khách hàng thì không phải nhà lúc nào cũng ở khu vực trung tâm nên việc phải chạy ngoại thành mất 2-3 tiếng di chuyển cũng không phải là hiến. Còn khi khách ở trong nội thành thì vào giờ cao điểm có thể gặp tình trạng kẹt xe, có hôm phải di chuyển mất 1-2 tiếng là bình thường.

2. Nỗi khó khăn và bấp bênh của nghề sửa chữa điện lạnh

– Nghề nào cũng vậy, cũng sẽ có những khó khăn, vất vả riêng mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Bên cạnh các khó khăn kể trên thì nghề điện lạnh cũng rất nguy hiểm, không phải chỉ về sức khỏe mà còn về tính mạng. Hãy thử tượng tượng bạn phải mặc trong mình bộ đồ bảo hồ dày cộm và nặng vài ký dưới cái nắng nóng 40 độ ngày nay.

Di chuyển giữa cái nắng 40 độ C

– Đôi khi phải sửa chữa ở các tòa nhà cao tầng, chung cư thì những người thợ bắt buộc phải treo mình lơ lửng ở độ cao vài mét đến vài chục mét chỉ với một sợi dây bảo hộ an toàn nhỏ là hết sức bình thường. Nếu may mắn thì họ có thể an toàn, nhưng chuyện xui rủi thì vẫn có thể xảy ra và hậu quả không ai có thể biết trước được.

– Bên cạnh việc nguy hiểm về tính mạng thì các tai nạn nghề nghiệp khác mà người làm điện lạnh không thể tránh khỏi như đứt tay, đứt chân, ngã cầu thang, điện giật . Một cái xui mà hầu như người làm nghề sửa chữa nói chung và sửa chữa điện lạnh nói riêng đều rất sợ là chẳng may trong quá trình tháo máy lỡ làm hỏng thì họ buộc phải mất cả tiền triệu đến chục triệu để đền cho khách hàng. 

Thả thang dây để lắp đặt điều hòa
Thả thang dây để lắp đặt điều hòa

– Thế nhưng hiện nay trên thị trường cũng có các cơ sở chặt chém khách hàng, thậm chí là ăn cắp linh kiện hoặc thay hàng kém chất lượng nhưng lấy giá cao, kê thêm bệnh để lấy tiền, làm mất lòng tin của khách hàng và khiến nhiều thợ điện lạnh khác phải mang tiếng theo.

– Với thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì bạn có thể tham khảo bảng giá cho các dịch vụ trên website của các công ty sửa chữa điện lạnh và xem trước đánh giá của các khách hàng khác để lựa chọn đơn vị uy tín, phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *