Điều hòa tủ đứng thường được lắp đặt ở văn phòng , nhà xưởng… nên rất dễ bị bám bụi bẩn sau một khoảng thời gian sử dụng. Nếu bạn không vệ sinh thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh và tuổi thọ của máy. Xem ngay cách vệ sinh điều hòa tủ đứng (cây) dưới đây để có thể giúp máy hoạt động hiệu quả nhất nhé!
Mục lục
Một số lưu ý trước khi vệ sinh máy điều hòa tủ đứng
– Để việc vệ sinh điều hòa tủ đứng có thể diễn ra một cách nhanh, sạch và đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Ngắt nguồn điện cấp cho máy điều hòa tủ đứng trước khi vệ sinh.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi vệ sinh máy như: bơm tăng áp, tô vít, kìm, đồng hồ nạp gas…
- Dùng bạt để che các đồ dùng xung quanh khu vực vệ sinh.
- Che toàn bộ mạch điều khiển của điều hòa cây.
Hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa tủ đứng (cây) vừa nhanh vừa sạch
Lau chùi mặt nạ dàn lạnh
– Bước đầu tiên của quá trình vệ sinh điều hòa tủ đứng đó là lau chùi mặt nạ của dàn lạnh vì bộ phận này rất dễ bị bám bụi bẩn những cũng lại rất dễ để vệ sinh. Để vệ sinh mặt nạ dàn lạnh của máy điều hòa cây bạn hãy thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn hãy dùng tua vít để tháo các ốc vít giữ tấm mặt nạ của máy điều hòa tủ đứng. Sau đó, bạn hãy dùng hai tay để nhấc đều tấm mặt nạ ra bên ngoài rồi sịt rửa bằng nước sạch một lần. Sau đó, bạn có thể sử dụng nước rửa chén để làm sạch những vết bẩn cứng đầu.
- Bước 2: Sau khi vệ sinh mặt nạ sạch sẽ thì bạn hãy để mặt nạ của máy điều hòa cây ra một vị trí thông thoáng để cho ráo hết nước vệ sinh trước đó.
Vệ sinh lưới lọc của máy điều hòa tủ đứng
– Lưới lọc bụi của máy điều hòa tủ đứng khi bị bám bẩn sẽ khiến máy hút gió kém hoặc thậm chí không hút gió được khiến cho điều hòa không mát và tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Do vậy, bạn nên tiến hành vệ sinh lưới lọc cho máy điều hòa tủ đứng định kỳ 01 – 03 tháng / lần (tùy theo vị trí lắp đặt máy).
– Đa số lưới lọc bụi của điều hòa tủ đứng thường được làm từ chất liệu nilon nên bạn có thể thoải mái vệ sinh mà không sợ làm hỏng bộ phận này. Để vệ sinh bộ phận này có thể sạch nhất thì bạn cũng có thể sử dụng bài chải quần áo để chà cho sạch.
=>>>Xem thêm: Bảng báo giá điều hòa Casper 18000BTU mới nhất 2024
Vệ sinh dàn lạnh
– Trước khi vệ sinh dàn lạnh của điều hòa tủ đứng thì bạn nên dùng bút điện kiểm tra lại một lần nữa rồi mới tiến hành vệ sinh. Sau khi đảm bảo nguồn điện đã ngắt thì bạn sẽ tiến hành vệ sinh dàn lạnh theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Trước tiên bạn hãy sử dụng một chiếc khăn khô hoặc túi nilon để che phần mạch điều khiển của máy điều hòa cây lại.
- Bước 2: Bạn hãy sử dụng bơm tăng áp hoặc bình sịt nước để vệ sinh toàn bộ dàn tản nhiệt của dàn lạnh (sịt theo phương thẳng đúng để không làm bẹp dàn).
Vệ sinh dàn nóng
– Cách vệ sinh dàn nóng điều hòa tủ đứng rất đơn giản, trước tiên bạn hãy dùng tua vít để tháo lớp vỏ bên ngoài điều hòa tủ đứng ra. Tiếp đến bạn mang vỏ máy đi vệ sinh thật sạch (có thể sử dụng nước rửa chén và bàn chải để làm sạch).
– Sau đó, bạn hãy dùng bơm tăng áp để sịt rửa toàn bộ bề mặt của dàn tản nhiệt (sịt theo phương thảng đứng để tránh làm bẹ dàn).
=>>>Xem thêm: Top 5 máy điều hòa cây phòng khách giá rẻ hấp dẫn
Kiểm tra và chạy thử
– Sau khi vệ sinh song thì bạn hãy kiểm tra xem các bộ phận vỏ máy, lưới lọc đã ráo nước hay chưa. Nếu chưa thì bạn hãy sử dụng một chiếc khăn khô để lau hết các giọt nước còn sót lại trước khi lắp lại máy.
– Tiếp đến bạn hãy cấp điện lại cho điều hòa rồi bật máy chạy tù 10 – 25 phút để theo dõi xem có sự cố gì hay không. Nếu thấy phát sinh sự cố bạn nên tắt máy ngay lập tức và liên hệ với các trạm bảo hành ủy quyền của hãng để được hỗ trợ.
Trên đây là cách vệ sinh điều hòa tủ đứng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ thêm thông tin vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0939.685.838 để được hỗ trợ.